Sự nghiệp Phùng Tiến Minh

Diễn viên

Là một diễn viên kịch của Nhà hát Kịch Hà Nội, Tiến Minh đặt công việc ở nhà hát lên hàng đầu. Vai diễn anh ấn tượng nhất là Chúa Trịnh trong vở kịch Trạng Quỳnh[3].

Ngoài là diễn viên kịch, Tiến Minh còn đóng phim. Anh đóng các vai chính diện trong Tình thắm Sapa, Nhọc nhằn cửu vạn, Hoa cúc trắng. Thời gian sau, ngoại hình thay đổi do béo lên nên Tiến Minh được giao các vai phản diện như trong Con đường hạnh phúc, Đi qua bóng tối[4], Những nhân viên gương mẫu. Ngoài ra, Tiến Minh còn đóng cả hài kịch, đáng chú ý nhất là các bộ phim hài Tết do Công ty cổ phần Nghe nhìn Thăng Long sản xuất như Chôn nhời, Cổ tích thời @, Cụ tổ hiển linh,... đồng thời anh còn là nhạc sĩ sáng tác ca khúc trong các bộ phim hài đó.

Sân khấu

NămTên vở diễnVai diễnGhi chú
2011Tất cả đều là con tôiAnn
2013Mùa hạ cuối cùngOanhHuy chương bạc
2014Vòng phấn KavkazGrusche
2017Con chim xanhTiên Ánh sáng
2018Hoa cúc xanh trên đầm lầyThùy LiênHuy chương vàng
Họa tìnhGiangHuy chương bạc
Cậu VanyaSonyaHuy chương vàng
2019Nàng KiềuHoạn thư
2020NhầmGala cười 2020
Đợi đến mùa xuânNhungHuy chương vàng
Tôi và chúng taThanh

Nhạc sĩ

Ca khúc đầu tiên Phùng Tiến Minh sáng tác vào năm 1992[5]. Phần nhiều ca khúc anh sáng tác là nhạc cho phim và kịch. Tính đến cuối năm 2013, Phùng Tiến Minh viết ca khúc và nhạc cho hơn 40 phim truyền hình và gần 20 vở kịch[2].

Lần đầu tiên Tiến Minh viết ca khúc cho phim vào năm 1999 cho bộ phim Nhọc nhằn cửu vạn. Anh khi đó là diễn viên trong phim. Khi đạo diễn chưa ưng ý bài hát cho phim, Tiến Minh đã đưa bài hát do mình sáng tác và được chấp nhận[4]. Sau này, anh có nhiều bài hát nổi tiếng cho các bộ phim như Đi qua bóng tối, Vệt nắng cuối trời, Con đường hạnh phúc...

Ca khúc đầu tiên cho kịch Tiến Minh viết vào năm 2003 cho vở Con yêu. Tiếp theo là những vở như 2000 ngày oan trái, Hà My của tôi cho Nhà hát kịch Hà Nội. Sau đó nhiều vở của nhà hát anh được mời viết nhạc. Với anh, viết nhạc cho phim đơn giản hơn về kĩ thuật so với nhạc cho sân khấu[2].

Tuy sáng tác nhiều bài hát nhưng Tiến Minh chưa qua trường lớp đào tạo sáng tác bài bản nào[5]. Vì vậy anh không cho rằng mình là nhạc sĩ. Anh cho rằng mình thiếu chuyên nghiệp và viết nhạc chỉ để kiếm tiền đóng phim[6].

Ca sĩ

Một số bài hát của anh không dễ hát nên nhiều lúc anh thể hiện luôn tác phẩm của mình. Ngoài tên thật, Tiến Minh còn sử dụng một số nghệ danh khi trình bày tác phẩm như Minh Tiến (tên em trai), Minh Hiếu (tên con trai).[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phùng Tiến Minh http://http://kichhanoi.vn/chi-tiet-nghe-sy/nsut-t... http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/tron... http://www.anninhthudo.vn/Blog-nghe-si/Hat-ca-khuc... http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/chan-dung/item/21... http://tapchithoitrangtre.com.vn/2011/10/20/ngh%E1... http://motthegioi.vn/van-hoa-giai-tri/ca-nhac/phun... http://www.toquoc.vn/Sites/vi-vn/details/12/nghe-t... http://vovworld.vn/vi-vn/Giai-dieu-que-huong/Nhung... https://www.youtube.com/watch?v=d3TpXvcCQII